Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã từng nghe, thậm chí là chứng kiến tận mắt những vụ tai nạn lao động tại công trường hay nhà máy sản xuất. Liệu quần áo bảo hộ có thực sự mang lại những tác dụng, hiệu quả như mọi người vẫn đề cập hay không? Đây liệu có phải là lý do khiến những tổ chức lao động đều có quy định nghiêm ngặt cho vấn đề này? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quần áo bảo hộ lao động – món đảm bảo an toàn thông dụng nhất hiện nay. Tại đây, chúng ta sẽ được biết tường tận hơn về vai trò, phân loại cũng như cách để chọn được một món quần áo bảo hộ chất lượng và phù hợp nhất.
Chúng ta có thể định nghĩa đơn giản quần áo bảo hộ là trang phục được tạo ra nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động khi họ làm việc. Chúng có thể hạn chế những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài như nắng nóng gay gắt, bụi bẩn hay hóa chất nguy hiểm.
Loại quần áo bảo hộ chống hóa chất là những sản phẩm được kiểm định về tiêu chuẩn, chất lượng một cách kỹ lưỡng. Chất liệu thường dùng là vải vini được tráng một lớp cao su mỏng khiến cho trang phục có khả năng chống thấm các loại hóa chất trong môi trường làm việc. Đặc điểm lớn nhất của quần áo bảo hộ thợ hàn chính là dùng vật liệu chống cháy, khó bắt lửa. Do đó, người thợ có thể yên tâm hàn mà không sợ các tàn lửa, xỉ hàn làm bỏng.
Nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của hóa chất, mầm bệnh, vi khuẩn, virus tới y bác sĩ và bệnh nhân, quần áo bảo hộ y tế thường được làm từ những vật liệu có độ an toàn cao. Chẳng hạn như vải Pangrim Hàn Quốc, kaki thun, kate Ford, lon Mỹ,… Có rất nhiều công việc như tại công trình xây dựng hay việc làm của lính cứu hỏa,.. nguy hiểm luôn rình rập và sẵn sàng lấy đi mạng sống của người lao động. Việc trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ sẽ giúp giảm thiểu những tai nạn lao động, khiến họ vững niềm tin khi làm việc. Mục đích chung của quần áo bảo hộ là mang tới sự an toàn cho công nhân. Ứng với từng loại, mỗi ngành nghề khác nhau thì quần áo bảo hộ cũng có thiết kế và chất liệu riêng, đáp ứng yêu cầu của công việc.
CÁC TIN LIÊN QUAN KHÁC